Theo bộ Xây dựng cho biết các dự án nhà ở thương mại quý III/2022 tại trung tâm thành phố HCM không có giá dưới 25 triệu đồng/m2, với mức giá đó chỉ xuất hiện tại một số ít dự án căn hộ mới vùng ven TP. Hồ Chí Minh và cũng đã có xu hướng tăng sau mỗi đợt mở bán.
Các căn hộ chung cư trung cấp có mức giá từ 30-50 triệu đồng/m2 là sản phẩm chủ đạo trên thị trường. Tại TP.HCM dự án Celadon City (quận Tân Phú) có giá khoảng 50 triệu đồng/m2, dự án Sunrise City (quận 7) có giá khoảng 40 triệu đồng/m2.
Ở phân khúc căn hộ cao cấp (có mức giá trên 50 triệu), một số dự án như Xi Riverview Palace (quận 2) có giá khoảng 150 triệu đồng/m2, dự án Feliz En Vista (quận 2) có giá khoàng 160 triệu đồng/m2.
Trong quý 3, giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền có xu hướng giảm nhẹ khoảng 2-3% so với quý trước. Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý là quận 12, huyện Củ Chi (TP.HCM); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Cụ thể, dự án Palm City (quận 2) có giá khoảng 188 triệu đồng/m2; Saigon Mystery Villas (quận 2) có giá khoảng 225 triệu đồng/m2; Lavila Kiến Á (huyện Nhà Bè) có giá khoảng 126,7 triệu đồng/m2.
Tại Bình Dương, dự án Him Lam Phú Đông (TP. Dĩ An) có giá khoảng 108 triệu đồng/m2; dự án Artisan Park (TP. Thủ Dầu Một) có giá khoảng 100 triệu đồng/m2.
Trong khi đó tại Đồng Nai, dự án Aqua City (TP. Biên Hòa) có giá khoảng 62 triệu đồng/m2; dự án Izumi City (TP. Biên Hòa) có giá khoảng 90 triệu đồng/m2.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án La Vida Residences (TP. Vũng Tàu) có giá khoảng 70 triệu đồng/m2; dự án Angsana Residences Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) có giá khoảng 95 triệu đồng/m2.
Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản TP.HCM đã xuất hiện tình trạng giá nhà tăng liên tục trong 05 năm gần đây. Hiện nay, tuy giao dịch nhà đất đã có dấu hiệu giảm tốc, trầm lắng, nhưng giá nhà đất vẫn còn neo giữ mức giá cao.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5% so với 09 tháng đầu năm 2021. Số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường. Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, căng thẳng với các biểu hiện:
Sức mua sụt giảm do tổng cầu có khả năng thanh toán sụt giảm làm cho tính thanh khoản của thị trường và của các chủ đầu tư dự án bất động sản sụt giảm mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động bộc lộ qua động thái của một số chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại thu hẹp quy mô đầu tư, giãn tiến độ thi công, giảm nhân sự, tăng tỷ lệ chiết khấu bán nhà lên rất cao (có trường hợp chiết khấu lên đến 40% giá trị hợp đồng).
Chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, mà nếu được vay thì phải chịu lãi suất vay cao hơn trước đây. Doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu khó khăn về vốn, thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động do khó huy động vốn từ khách hàng do khách hàng cũng bị sụt giảm thu nhập và cũng khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Điều này bộc lộ qua động thái thành lập doanh nghiệp quản lý và đầu tư bất động sản thực hiện phương thức chia nhỏ giá trị bất động sản để huy động nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng các vướng mắc về thể chế pháp luật kỳ vọng sẽ được giải quyết theo định hướng của Nghị quyết 18-NQ/TW. Theo lộ trình thì Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (mới) nếu được Quốc hội thông qua thì dự kiến sẽ có hiệu lực từ 01/07/2024. Do đó, trong 2 năm tới đây, hàng trăm dự án nhà ở thương mại có thể vẫn chưa được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Nguồn: cafeland
Ở phân khúc căn hộ cao cấp (có mức giá trên 50 triệu), một số dự án như Xi Riverview Palace (quận 2) có giá khoảng 150 triệu đồng/m2, dự án Feliz En Vista (quận 2) có giá khoàng 160 triệu đồng/m2.
Trong quý 3, giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền có xu hướng giảm nhẹ khoảng 2-3% so với quý trước. Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý là quận 12, huyện Củ Chi (TP.HCM); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Cụ thể, dự án Palm City (quận 2) có giá khoảng 188 triệu đồng/m2; Saigon Mystery Villas (quận 2) có giá khoảng 225 triệu đồng/m2; Lavila Kiến Á (huyện Nhà Bè) có giá khoảng 126,7 triệu đồng/m2.
Tại Bình Dương, dự án Him Lam Phú Đông (TP. Dĩ An) có giá khoảng 108 triệu đồng/m2; dự án Artisan Park (TP. Thủ Dầu Một) có giá khoảng 100 triệu đồng/m2.
Trong khi đó tại Đồng Nai, dự án Aqua City (TP. Biên Hòa) có giá khoảng 62 triệu đồng/m2; dự án Izumi City (TP. Biên Hòa) có giá khoảng 90 triệu đồng/m2.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án La Vida Residences (TP. Vũng Tàu) có giá khoảng 70 triệu đồng/m2; dự án Angsana Residences Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) có giá khoảng 95 triệu đồng/m2.
Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản TP.HCM đã xuất hiện tình trạng giá nhà tăng liên tục trong 05 năm gần đây. Hiện nay, tuy giao dịch nhà đất đã có dấu hiệu giảm tốc, trầm lắng, nhưng giá nhà đất vẫn còn neo giữ mức giá cao.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5% so với 09 tháng đầu năm 2021. Số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường. Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, căng thẳng với các biểu hiện:
Sức mua sụt giảm do tổng cầu có khả năng thanh toán sụt giảm làm cho tính thanh khoản của thị trường và của các chủ đầu tư dự án bất động sản sụt giảm mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động bộc lộ qua động thái của một số chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại thu hẹp quy mô đầu tư, giãn tiến độ thi công, giảm nhân sự, tăng tỷ lệ chiết khấu bán nhà lên rất cao (có trường hợp chiết khấu lên đến 40% giá trị hợp đồng).
Chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, mà nếu được vay thì phải chịu lãi suất vay cao hơn trước đây. Doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu khó khăn về vốn, thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động do khó huy động vốn từ khách hàng do khách hàng cũng bị sụt giảm thu nhập và cũng khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Điều này bộc lộ qua động thái thành lập doanh nghiệp quản lý và đầu tư bất động sản thực hiện phương thức chia nhỏ giá trị bất động sản để huy động nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng các vướng mắc về thể chế pháp luật kỳ vọng sẽ được giải quyết theo định hướng của Nghị quyết 18-NQ/TW. Theo lộ trình thì Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (mới) nếu được Quốc hội thông qua thì dự kiến sẽ có hiệu lực từ 01/07/2024. Do đó, trong 2 năm tới đây, hàng trăm dự án nhà ở thương mại có thể vẫn chưa được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Nguồn: cafeland
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét