Cách luyện não cơ bản nhất là thường xuyên động não, cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo giấc ngủ.
Kết quả một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy:
*Khi trầm tư suy nghĩ: chỉ có não trước và não bên trái hoạt động.
*Hoạt động của não khi làm những câu hỏi trong sách với tốc độ nhanh: xuất hiện thêm các vùng hoạt động ở cả não trái và não phải nhưng não trước của 2 bên hoạt động mạnh hơn.
*Hoạt động của não khi xem tivi: chỉ có vùng thị giác và thính giác hoạt động.
*Hoạt động của não khi làm các bài tập: với tốc độ càng chậm thì mức hoạt động của não càng thấp.
*Hoạt động của não khi giải các bài toán phức tạp: Ở não trái: Não trước và não dưới hoạt động mạnh, não phải không hoạt động.
*Hoạt động của não khi viết chữ: cả não trước của não trái và não phải đều hoạt động.
*Hoạt động của não khi đọc thầm: cả não trước và não phải ở phía trước đều có nhiều vùng hoạt động.
*Hoạt động của não khi đọc to: Não hoạt động nhiều hơn khi đọc thầm. Khi đọc càng to, càng nhanh não trước hoạt động càng nhiều.
Qua luyện tập, chức năng của não có thể tăng 20%.
Cách luyện tập não mỗi ngày như sau:
Cấp độ 1: ĐẾM
Đọc to từ 1 đến 120, nếu tốc độ càng nhanh thì càng tốt. Ghi lại thời gian mỗi lần tập, khi đọc nhớ phát âm rõ ràng. (trình độ cấp 2 là 45s, cấp 3 là 35s, đại học là 25s)
Cấp độ 2: NHỚ TỪ
Trong một trang giấy có 30 từ, trong vòng 2 phút bạn có thể làm sao nhớ được nhiều từ nhất. Bài tập này kiểm tra trí nhớ ngắn hạn của bạn. Hãy kiểm tra xem mình nhớ đúng bao nhiêu từ.
Cấp độ 3: LÀM BÀI VỚI TỐC ĐỘ NHANH
Hãy làm những bài toán trong 2 trang giấy với tốc độ nhanh nhất có thể. Nhớ bấm đồng hồ thời gian và ghi lại thời gian mà bạn sử dụng để làm bài. Bạn cứ liệt kê khoảng 96 phép tính cộng - trừ - nhân - chia đơn giản rồi bắt đầu đọc kết quả càng nhanh càng tốt. Ghi lại thời gian cho lần tập đó.
5 BÀI TẬP CHO NÃO BỘ
1. Luyện trí nhớ
*Vai trò của bộ nhớ: Bộ nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động nhận thức bao gồm đọc, lý luận, tính toán...
*Cách luyện tập:
- Nhớ lại những ký ức của tuổi học trò: tên, tuổi, sở thích của các bạn.
- Chọn một bài hát chưa từng nghe và nhớ lời bài hát.
- Luyện mặc quần áo trong bóng tối.
- Tập dùng tay trái để đánh răng nếu thuận tay phải.
*Mục đích luyện tập:
- Tạo những thói quen mới và nhớ các thói quen mới đó.
- Những thay đổi này sẽ giúp tạo ra những liên kết mới giữa các nơ-ron thần kinh.
- Tăng lượng chất acetylcholine, loại chất giúp vận chuyển và xúc tác các chất hóa học cần thiết cho hệ .thần kinh. Acetylcholine còn có tác dụng làm tăng trí nhớ.
2. Luyện tăng cường sự tập trung
*Vai trò của sự tập trung:
- Tất cả hoạt động của con người đều cần có sự tập trung.
- Tập trung tốt giúp chúng ta làm việc hiệu quả, cho dù xung quanh ồn ào cũng không bị phân tâm và không chú ý tới quá nhiều việc cùng một lúc.
- Đi bộ và nghe âm thanh là bài tập tăng cường sự tập trung cho não.
*Cách luyện tập:
- Thay đổi thói quen.
- Sắp xếp lại lịch làm việc.
- Vừa đi bộ vừa nghe một âm thanh nào đó.
*Mục đích luyện tập:
- Buộc hệ thần kinh phải thay đổi những thói quen đã có từ lâu.
- Tái thiết lập sự tập trung lại từ đầu.
- Buộc não phải hoạt động nhiều hơn bình thường, trong cùng một thời điểm.
3. Luyện ngôn ngữ
*Vai trò của ngôn ngữ:
- Các hoạt động ngôn ngữ thử thách khả năng nhận biết, nhớ và hiểu từ ngữ của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
- Ngôn ngữ còn giúp luyện tập khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, xây dựng các kỹ năng ngữ pháp và từ vựng.
*Cách luyện tập:
- Đọc đa dạng các tin tức thay cho thói quen đọc một tin tức nhất định.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong từng ngữ cảnh.
- Học thêm một ngôn ngữ mới.
*Mục đích luyện tập:
- Được tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới.
- Tìm hiểu nghĩa của từ mới trong từng ngữ cảnh, các kỹ năng ngôn ngữ sẽ dần được xây dựng và khi cần sẽ dễ dàng nhớ ra từ đó.
4. Luyện thị giác - Không gian
*Vai trò của thị giác - Không gian:
Chúng ta đang sống trong một thế giới không gian 3 chiều nhiều màu sắc, việc phân tích thông tin từ thị giác là điều cần thiết để hoạt động trong môi trường hàng ngày.
*Cách luyện tập:
Trong nhà:
- Đặt nhiều vật dụng ở những chỗ khác nhau trong phòng.
- Đi ra khỏi phòng và nhớ lại các vật dụng đã để ở vị trí nào, vật dụng đó là gì.
- Khoảng 2-3 giờ sau, hãy thử nhớ lại một lần nữa về vị trí, trên các vật dụng đã thay đổi trong phòng.
Ngoài trời:
- Khi đi đến một địa danh nào đó, hãy nhìn xung quanh và liệt kê tất cả những thứ trước mặt và trong tầm nhìn ngoại vi của mình.
- Sau đó hãy cố nhớ và ghi lại tất cả.
*Mục đích:
- Tăng hiệu quả hoạt động trí tuệ.
- Có chiến lược và giải pháp hợp lý để não bộ điều hành linh hoạt các hoạt động thường ngày.
LUYỆN KHẢ NĂNG TÂP TRUNG
1. "Quay lại ngay bây giờ"
Phương pháp này nghe thì đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Khi bạn nhận thấy những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình: "Quay lại ngay bây giờ". Rồi kéo sự chú ý của mình về vấn đề bạn đang suy nghĩ. Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả. Thay vì cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó, hãy chỉ đơn giản " quay lại" nghĩ về việc bạn đang làm.
Bạn có thể làm rất nhiều lần trong cùng một thời điểm. Cuối cùng, bạn sẽ nhận ra bạn càng ít bị tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy, hãy kiên trì, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt mỗi tuần.
2. Những khoảng thời gian để suy nghĩ
Khoa học đã chứng minh những người dành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ thì những lo âu trong đầu sẽ giảm được tới 35% sau 4 tuần. Cho nên, mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về những điều cứ vấn vương trong suy nghĩ của bạn. Khi bạn nhận thấy mình bị phân tán vì những suy nghĩ đó, hãy tự nhắc nhở rằng bạn sẽ dành một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó sau khi hoàn tất công việc hiện tại.
3. Tận dụng một cách đúng đắn năng lượng của bạn
Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những môn học hoặc làm những việc mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Còn vào những lúc bạn trùng xuống? Hãy học những môn học hoặc làm những việc thấy hứng thú nhất vào lúc đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét