Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

CÁC QUY LUẬT TRONG KINH DOANH

 1. Quy luật mục đích:

Nói đến đây thì mọi người sẽ nói rằng mục đích của kinh doanh là thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Nếu xét về mục đích cá nhân của người đầu tư vào doanh nghiệp thì điều này đúng. Nhưng nếu xét về tổng thể một doanh nghiệp trên vị thế như thương trường, uy tín đối với khách hàng, cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, con người... thì lợi nhuận chỉ là một trong những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần hướng đến.

Chính lợi nhận giúp công ty trang trải các khoản lương, thuế, đầu tư cho sản phẩm, nghiên cứu, cải tiến, phát triển cho sản phẩm, quy trình mới và dịch vụ khách hàng. Ngược lại, một doanh nghiệp sẽ thua lỗ khi lợi nhuận không bù đắp đủ các chi phí hiện tại, điều này sẽ dẫn đến những khủng hoảng về mặt nhân sự, kế hoạch tương lai và giải pháp cho thực tại.

Tuy nhiên, phần lớn thời gian và nỗ lực của doanh nghiệp đều tập trung vào việc thu hút và duy trì lượng khách hàng ổn định.

Vì vậy, mục đích cuối cùng và quan trong nhất của mọi tổ chức kinh doanh là thu hút và duy trì khách hàng.

2. Quy luật tổ chức: 

Một tổ chức kinh doanh được hình thành khi các cá nhân muốn kết hợp cùng nhau để tạo thành một khối liên kết mạnh mẽ, muốn mở rộng phạm vi công việc và chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm giữa các thành viên. Điều này, tạo ra các vị trí, hoạt động giúp công ty tiếp cận và phục vụ khách hàng.

3. Quy luật thỏa mãn khách hàng:

"Khách hàng là Thượng Đế", "Khách hàng luôn đúng" đã được xem là những "quy tắc vàng" trong kinh doanh. Bằng chứng là những công ty phát triển nhanh và mạnh luôn đề cao điều này. Khách hàng khó có thể hài lòng khi bạn chỉ cung cấp cho họ sản phẩm và dịch vụ. Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải huấn luyện về thái độ nhân viên, phong thái chuyên nghiệp, cung cấp cho khách hàng giá trị và sự an tâm.

Đừng bao giờ thỏa mãn với chất lượng dịch vụ khách hàng của công ty mình. Hãy luôn tìm cách hoàn thiện trong khả năng tốt nhất. Hãy định vị xem công ty mình đang đứng ở vị trí nào mà xây dựng kế hoạch để mình vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực.

CÁC CẤP ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP

Cấp độ 1: (Mức tối thiểu để tồn tại) Đáp ứng những mong đợi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ nhất định

Cấp độ 2: (Vượt quá những gì khách hàng mong đợi) Những đặc điểm dịch vụ phụ thêm có thể giúp bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Cấp độ 3: (Khách hàng trở nên thích thú) Bạn có thể đem đến sự ngạc nhiên, thú vị nằm ngoài mong đợi của khách hàng.

Cấp độ 4: (Khách hàng thực sự ngạc nhiên) Điều này thường thấy ở những tổ chức thành công và uy tín cao. Chất lượng phục vụ vượt quá sự mong đợi của khách hàng nhiều đến mức họ không chỉ trở thành khách hàng thường xuyên mà còn giới thiệu cho bạn bè và người thân. Đây cũng là một hình thức PR đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

4. Quy luật chất lượng:

Dù chất lượng sản phẩm của bạn ở vị trí nào trong tiềm thức khách hàng đi nữa, bạn cũng phải cam kết đặt chất lượng lên hàng đầu. Khách hàng là người có thể định nghĩa chính xác nhất về chất lượng của dịch vụ hay sản phẩm mà họ đang có nhu cầu. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây, hơn 80% quyết định mua hàng ngày nay đều được đưa ra hoặc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phụ nữ.

5. Quy luật lỗi thời:

Thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ nên đừng nghĩ ngày hôm nay, khách hàng chọn bạn là người ta sẽ luôn chọn bạn. Nhu cầu của khách hàng thì ngày một cao mà sản phẩm, dịch vụ, kỹ năng, năng lực sẽ dần lạc hậu theo thời gian. Bạn cần phải đổi mới để tránh bị đào thải. 

Đổi mới và cải tiến không phải là những việc bạn chỉ làm khi có đủ thời gian và tài chính. Nếu một công ty không xây dựng cho mình kế hoạch nghiên cứu và đổi mới theo sự phát triển của thị trường sẽ dần trở nên lạc hậu và bị đào thải trong sớm muộn. Họ sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại đằng sau, hoặc thậm chí bị sát nhập và mua lại.

6. Quy luật thị trường:

Thị trường đại diện cho hàng triệu quyết định mua và bán ở mọi cấp độ xã hội trong mọi loại hình doanh nghiệp công và tư.

Thị trường tự do không ngừng hình thành và hoạt động tự phát ở mọi nơi mà không cần có sự can thiệp của chính phủ trong các hoạt động kinh tế hay các quyết định kinh tế. Thị trường càng tự do thì nền kinh tế càng sôi động, càng tạo được nhiều sản phẩm, dịch vụ và cơ hội kinh doanh cho mọi người. Thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào khả năng xâm nhập thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Thị trường tự do cho phép một người chỉ bằng 2 bàn tay trắng nhưng có ý tưởng, nghị lực và tham vọng có thể xây dựng nên cơ nghiệp to lớn.

7. Quy luật tốc độ:

Với sự hối hả của nhịp sống hiện nay, việc một sản phẩm/dịch vụ tốt thôi chưa đủ. Còn cần phải tối ưu hóa thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng. Để đạt được điều này, người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn xa để nhận biết nhu cầu khách hàng sẽ phát sinh và sự cẩn thận trong cách lưu trữ thông tin làm sao cho khách hàng dễ dàng đặt hàng mà không tốn thời gian cho những lần đặt hàng sau đó.


Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa