Theo bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty Đầu tư và phân phối DTJ, dưới tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam cũng đang có những yếu tố tích cực hỗ trợ hoạt động đầu tư như tỷ giá ổn định, tỷ lệ ngoại hối tăng, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Thị trường bất động sản sẽ có sức bật lớn trong cuối năm nay và năm sau do độ nén của thị trường trong thời gian qua là khá sâu.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các sản phẩm đầu tư để ở có mức giá vừa phải sẽ có thanh khoản tốt. Hoạt động đầu tư căn hộ cao cấp sẽ khó khăn hơn, trừ khi các sản phẩm có đột phá mới sẽ thu hút được dòng tiền. Bất động sản "secondhome", nghỉ dưỡng, các sản phẩm đầu tư có giá trị lớn thì quyết định của nhà đầu tư sẽ chậm lại. Và cũng chỉ những sản phẩm có sự khác biệt và hiện hữu mới có thể có thanh khoản. Ngoài ra, uy tín chủ đầu tư cũng như chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuống tiền của nhà đầu tư. Một yếu tố khác phải kể đến là công nghệ. Những sản phẩm bất động sản có sự khác biệt về công nghệ sẽ hấp dẫn đối với khách hàng.
Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất đông sản Việt Nam cho rằng đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn nhất trong giai đoạn tới, đặc biệt là đất nền nghỉ dưỡng ở các đô thị du lịch mới. Khi đại dịch được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, du lịch và hàng không sẽ là những lĩnh vưc chính được kích cầu mạnh mẽ. Do đó, những điểm sáng của thị trường trong tương lại gần có thể kể đến là Phan Thiết, Ninh Thuận, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột,...
Ngoài đất nền nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp cũng sẽ vươn mình mạnh mẽ trong năm tới. Sau thương chiến Mỹ - Trung, Covid-19 đã thúc đẩy làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn. Việt Nam tiếp tụ là điểm đến của dòng tiền do những lợi thế về vị trí, quỹ đất, chính sách và nguồn nhân công. Sự phục hồi và môi trường hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong nước khi đại dịch được kiểm soát cũng là một trong những nguồn cầu chính để bất động sản công nghiệp phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét