Theo dự kiến, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ xác nhận Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức. Đây cũng là cơ sở pháp lý để thành phố triển khai xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông tại thành phố Thủ Đức.
Hiện tại, kết nối thành phố Thủ Đức với các khu vực khác, bao gồm khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận gồm Đồng Nai, Bình Dương vẫn chỉ là kết nối hiện hữu của ba quận gồm Quận 2, Thủ Đức và Quận 9.
Ngoài các kết cấu hạ tầng kết nối được hình thành từ trước khi có quy hoạch thành phố Thủ Đức và trong quy hoạch hạ tầng khu Đông TP. Hồ Chí Minh cũng chưa có dự án nào được bổ sung mới.
Việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh không phải bước đột phá trong tư duy mà đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thành phố Thủ Đức hình thành là một dấu mốc quan trọng trong mô hình "thành phố trong thành phố".
Thành phố Thủ Đức được hình thành dựa trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức có diện tích 211,56km2, dân số hơn 1 triệu người và 34 phường. Về vị trí, thành phố Thủ Đức giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, mục tiêu cốt lõi của thành phố Thủ Đức là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 của TP Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Giai đoạn 2017 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 quận trên luôn đạt hơn 10% gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng.
Theo đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành phố Thủ Đức sẽ có 8 khu vực trung tâm. Cụ thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm giữ vai trò là trung tâm công nghệ tài chính, là vị trí lí tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét