Tại hội thảo Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, nhiều chuyên gia cảnh báo thực trạng nhà ở thương mại giá rẻ loại 1.000 USD/m2 (tương đương dưới 25 triệu đồng/m2 đã biến mất khỏi thị trường trong năm 2020.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D Công ty DKRA xác nhận, nhà 25 triệu đồng/m2, thuộc phân khúc bình dân, xếp hạng C, hiện không còn xuất hiện trên thị trường trong 12 tháng qua. Thay vào đó, phân khúc nhà chung cư trong vùng giá 30-35 triệu đồng/m2 được tìm mua nhiều nhất ở cả 2 phương diện ở và đầu tư dài hạn.
Tuy nhiên, mức giá 30-35 triệu đồng/m2 là mức giá các nhà hạng bình dân ở ngoại ô thành phố. Nên người mua muốn sở hữu nhà dưới mức giá này phải chịu khó di chuyển xa hơn để học tập và làm việc.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng nguyên nhân giá nhà leo thang vì khâu chuẩn bị pháp lý đầu tư dự án kéo dài 3-5 năm trở lên, làm phát sinh chi phí tài chính. Để cải thiện tình trạng căn hộ giá rẻ đang dần "biến mất" khỏi thị trường, theo ông Đính, trong năm năm tới cần hành động để kéo nguồn cung nhà ở bình dân trở lại ngưỡng vừa túi tiền với người dân hơn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào các thúc đẩy phê duyệt dự án, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý từ phía chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng) cho hay, có đến 75-80% nhu cầu mua nhà ở của người dân rơi vào vùng giá 25 triệu đồng/m2 nhưng thị trường chỉ còn loại nhà ở trên 30 triệu đồng/m2. Do nhu cầu nhà ở tại đô thị quá cấp bách nên một bộ phận người dân phải chấp nhận vùng giá nhà cao hơn so với khả năng chi trả để ổn định chỗ ở.
Giám đốc Bộ phận R&D Công ty DKRA nhận định, việc trong chờ vaccine phòng bệnh cho chương trình nhà ở để ổn định giá nhà thì buộc phải chấp nhận điều trị ngắn hạn là "đau đâu chữa đấy". Theo đó, các dự án đang bị tắc nghẽn nhiều năm nay cần được tái khởi động trở lại để kịp thời cung ứng sản phẩm cho thị trường. Khi không còn khan hiếm giá nhà có thể ổn định hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét