Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

CHUYỆN CHIẾC PHAO TÀI CHÍNH & TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

Nhiều người có thể biết Warren Buffett nhưng sẽ không nhiều người biết về Bershire Hathaway và ý nghĩa của sự ra đời của tập đoàn này.

Thứ nhất: Việc sở hữu một công ty bảo hiểm là cái phao cho nhà đầu tư khi cần đến tiền

Tiền từ các công ty bảo hiểm là một nguồn vô tận từ những khoản đóng phí của khách hàng mua bảo hiểm nộp vào. Nguồn tiền này là đòn bẩy tài chính mạnh với luồng tiền mặt lớn và dồi dào tại mọi thời điểm giúp Warren  thực hiện những vụ đầu tư giá trị khi cơ hội đến, phải kể đến là cuộc khủng hoảng năm 1972 đã làm nên tên tuổi của ông.

Thứ hai: Việc sở hữu một công ty bảo hiểm là một lá chắn thuế tuyệt vời trong quá trình đầu tư

Việc sử dụng mô hình công ty bảo hiểm còn là một phương pháp tránh thuế thu nhập tích lũy vốn được dùng để ngăn chặn những người như Buffett né thuế thu nhập cá nhân bằng thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi vì công ty bảo hiểm là một trong số ít những doanh nghiệp được miễn thuế. Với tấm khiên chắn thuế lý tưởng Hathaway giúp ông có thể bảo toàn nguồn vốn và lợi nhuận lâu dài để tránh việc nộp thuế.

Nói đến đây chắc mọi người đã hiểu tại sao các đại gia Việt luôn có một ngân hàng đứng sau chống lưng như: MSN, VIC, Him Lam, Hoàn Cầu, Bitexco, PNJ, DOJI, VJC, ...



TÁC DỤNG CỦA PHAO TÀI CHÍNH TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

Chúng ta sẽ dễ dàng thấy "cái phao này" phát huy tối đa công năng khi cuộc khủng hoảng Covid -19 đi qua. Việc hàng loạt các doanh nghiệp mất cân bằng về tài chính, trong đó khó khăn nhất là các doanh nghiệp đang triển khai dự án bất động sản hay kinh doanh dịch vụ lưu trú khách sạn. Có nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản đã mất 5-7 năm theo dự án mới được phê duyệt. Vậy mà chạy xong dự án rồi lại gặp đúng lúc SBV chỉ đạo siết tín dụng cho vay bất động sản ở các ngân hàng làm doanh nghiệp xoay sở khắp nơi vẫn không có tiền để triển khai dự án. Chủ đầu tư lại phải chạy tới các ông trùm tài phiệt liên doanh liên kết. Miếng ăn đến miệng còn phải đem dâng cho người khác là vậy. Những ông trùm có ngân hàng chống lưng chỉ việc ngồi chờ doanh nghiệp khó khăn mang dự án đến và ra giá ăn chia lợi nhuận. Điển hình như vụ liên doanh giữa DIG và Him Lam làm dự án bất động sản khủng ở Vũng Tàu gần đây.

Suy thoái là cơ hội cho người giàu ngày càng giàu thêm. Cứ chỗ nào có tài sản rẻ là các "anh" "múc". Với chiếc phap tài chính hay là nhờ có ngân hàng chống lưng góp phần không nhỏ cho các đại gia thâu tóm tài sản giá rẻ khi cơ hội đến. 

Lấy ví dụ một dự án bất động sản cả ngàn tỷ hay hàng 10.000 tỷ khi được tung ra thị trường hàng ngàn, hàng vạn sản phẩm bất động sản đó có thể tiêu thụ hết số hàng trên ngoài việc có một kênh bán hàng tốt thì cần có sự giúp đỡ của ngân hàng việc hỗ trợ tín dụng cho khách hàng mua nhà khi mà ngân hàng cho vay trả góp lên tới 70-90% giá trị bất động sản. Vậy là chỉ thông qua trung gian ngân hàng, các đại gia bất động sản có thể nhanh chóng bán hết hàng ngàn sản phẩm bất động sản bằng hình thức trả góp 15-20 năm và thu lợi hàng ngàn tỷ nhanh nhất. Để thu tiền về ngay lập tức và tiếp tục đầu tư hay thâu tóm các dự án mới. Còn việc thu tiền thật từ việc bán các tài sản bất động sản là việc của ngân hàng với người mua nhà trong tương lai 15-20 năm sau. Chỉ bằng con đường đó những công ty bất động sản sân sau với số vốn ban đầu gần vài chục tỷ đến vài trăm tỷ trong một thời gian ngắn thu lợi hàng ngàn tỷ hay thậm chí hàng chục ngàn tỷ trong một thời gian ngắn thu lợi hàng ngàn tỷ hay thậm chí hàng chục ngàn tỷ.

CHIẾN LƯỢC ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU CỦA CÁC TAY CHƠI MỚI

Thị trường bất động sản thường có chu kỳ kéo dài 10 năm. Cứ sau một chu kỳ như vậy, lại xuất hiện nhân tố mới. Giai đoạn 2010 - 2020, VIC, Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh, FLC, Sunshine.. là những nhân tố mới. Đại dịch Covid vừa qua, tiền rẻ, bơm phát hành vung vãi, nhiều "gà" mới tham gia thị trường nên đây là thời điểm vàng để đầu tư, nhất là các con penny nhỏ kiểu gì cũng sẽ M&A thực hiện mục tiêu tăng vốn.

Việc hàng trăm nghìn tỷ đổ vào mua trái phiếu bất động sản. Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2020, hàng chục doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản liên tục phát hành trái phiếu, lãi suất từ 10-14,5%/năm với giá trị lên đến gần 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong không ít đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng xuất hiện và "ôm trọn lô". Mục đích nhằm tránh được lệnh siết và cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro.

RỦI RO KHI MUA TRÁI PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN

Trải qua đợt dịch Covid-19 vừa rồi, tranh thủ nhiều ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi về mức 3-5% nên nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu với lãi suất cao như 10-18%/năm để thu hút "gà" kèm theo lời hứa, sau này nếu muốn bán thì chúng tôi sẽ mua lại các trái phiếu ấy.

Thực chất, đấy cũng là giấy, mở File rồi Print cả tấn cũng được và báo cáo các cơ quan chức năng, truyền thông về việc phát hành trái phiếu để huy động vốn làm ăn trả lãi suất cố định. Họ dùng tên tuổi để huy động tiền mà không có tài sản đảm bảo trong khi tài sản đồ sộ cầm cố hết ở ngân hàng mấy ai biết. Mượn danh nghĩa lấy tiền đó để thực hiện dự án ABC, XYZ... gặp chủ đầu tư uy tín thì không sao, gặp bọn "treo đầu dê, bán thịt chó" thì ôi thôi. Rồi dự án không sinh lời thì tiền đâu mà trả lãi trái phiếu, chia cổ tức cho cổ đông? Vậy nên, hãy là những nhà đầu tư thông minh, nghiên cứu cẩn thận trước khi quyết định đầu tư với giá trị lớn.


Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa