Theo một cuộc khảo sát được công bố tháng 10/2018 của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), các nhân viên làm việc trong các công trình chứng nhận Xanh LEED hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và năng suất hơn so với nhân viên thông thường và tòa nhà không LEED.
Tại Việt Nam, các công trình kiến trúc văn phòng, trường học, bệnh viện, nhà ở hay công trình công nghiệp thiết kế kiến trúc đáp ứng các chứng nhận công trình xanh (LEED, LOTUS,..) ngày càng gia tăng nhanh chóng với số lượng lớn kể từ năm 2010 đến nay báo hiệu sự bùng nổ trong những năm tới đây trong thị trường thiết kế công trình xanh.
1. LEED là gì?
2. Làm sao để đạt tiêu chuẩn LEED?
Để nhận được chứng nhận LEED, các công trình xây dựng cần tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu.
Ngoài ra, để đạt được các chứng chỉ với các cấp độ khác nhau như chứng chỉ Bạc, Vàng hay Bạch Kim, các dự án công trình cần tích lũy thêm nhiều điểm tương ứng với các tiêu chí của hệ thống đánh giá LEED mà các đơn vị đã chọn cho công trình của mình.
3. Các tiêu chí đánh giá
- Thiết kế địa điểm bền vững
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước
- Năng lượng với môi trường
- Vật liệu và tài nguyên
- Chất lượng môi trường trong phòng
- Thiết kế có tính đổi mới.
4. LEED mang lại giá trị gì?
- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà
- Giảm chi phí cho doanh nghiệp
- Xây dựng một cuộc sống văn minh, hiện đại
- Bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
5. Công trình đạt giấy chứng nhận xanh đầu tiên tại VN
Công trình đạt chứng nhận xanh đầu tiên tại Việt Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét