Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, BĐS đóng góp rất lớn vào GDP và nền kinh tế. Đây là một trong 20 ngành nghề kinh tế cấp 1, đứng thứ 5 về quy mô giá trị. Lũy kế đến hết tháng 9/2020 vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS đạt 60 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng FDI đăng kí.
"Theo nghiên cứu của Hiệp hội BĐS Việt Nam, dự báo quy mô lao động ngành BĐS sẽ đạt khoảng 0,7 - 0,8% tổng lao động toàn bộ nền kinh tế, tương đương 480.000 - 500.000 lao động trong tổng số lao động nền kinh tế khoảng 61 triệu lao động vào năm 2030. Không những vậy, BĐS còn đóng góp vào phát triển cơ sở hạ tầng và tiến trình đô thị hóa tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam ở mức 29% năm 2019, tăng 39,2% năm 2019", TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.
Theo số liệu cho biết, BĐS đóng góp vào 4,5% GDP, 14,9% tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp BĐS chiếm 2,17% và lợi nhuận chiếm 7,12% của toàn bộ khu vực doanh nghiệp (2018); ảnh hưởng lan tỏa của ngành BĐS đối với nền kinh tế lớn (1,7 lần đối với giá trị sản xuất, 0,4 lần đối với giá trị tăng thêm và 0,58 lần đối với nhập khẩu). Ngành BĐS còn đóng góp vào thị trường việc làm hơn 300.000 lao động năm 2019, chiếm 0,6% lực lượng lao động toàn bộ nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng lao động ngành BĐS giai đoạn 2010 - 2019 bình quân đạt 13%/năm, gấp 10 lần so với tăng trưởng bình quân lao động toàn bộ nền kinh tế.
Dự báo của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Nguyên nhân Bộ chỉ ra là tốc độ tăng dân số cùng xu hướng đô thị hóa phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức thu nhập của người dân tăng làm tăng khả năng chi trả nói chung và tăng mức độ sẵn sàng chi trả cho nhu cầu về nhà ở nói riêng; nhu cầu cải tạo, thay thế nhà ở do sự thiếu hụt về chất lượng của nhà ở.
Phát triển kinh tế sẽ đưa thu nhập bình quân dân số thành thị tăng nhanh hơn, đồng thời nhu cầu về chất lượng nhà ở tại các thành phố tăng lên, tuy nhiên tốc độ gia tăng ngân sách chi tiêu dành cho nhà ở không thay đổi nhiều.
Đối với xu hướng BĐS xanh, đô thị thông minh, tiện ích đa dạng, khả năng kết nối vùng cao sẽ tạo ra xu hướng phát triển BĐS ngoại thành, lân cận từ kéo theo phát triển hạ tầng cơ sở. Xu hướng "second home" tiếp tục tăng, vấn đề nhà ở xã hội sẽ được quan tâm hơn và dự kiến tiếp tục đưa vào thành mục tiêu chính thưc trong chiến lược phát triển nhà ở sắp tới, công nghệ BĐS (Proptech) sẽ phát triển nhanh, tài chính BĐS gắn với chuyển đổi số thị trường BĐS.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét