Ngày nay, không khó để bắt gặp tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", cử nhân cầm tấm bằng giỏi vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp. Đáng buồn hơn theo con số quý 1/2019 ghi nhận, cả nước có 1.059.000 người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó số người thất nghiệp có trình độ đại học là 124.500 người, cao đẳng là 65.100 người, trung cấp là 52.700 người và sơ cấp nghề là 18.100 người.
Nguyên nhân đa số là do KINH NGHIỆM. Các doanh nghiệp lớn ngoài yêu cầu trình độ, kiến thức, kỹ năng kèm theo đó là kinh nghiệm thực tiễn ở lĩnh vực liên quan có khi lên đến 2 năm.
Về vấn đề này, Sếp Lưu Nga lại quan điểm rằng "Cá nhân tôi quan điểm nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm cũng là một điểm lợi vì ở một khía cạnh nào đó, họ bị đặt vào tình thế phải học và học không ngừng. Trong khi những nhân sự có kinh nghiệm thường bị kinh nghiệm dẫn dắt, tạo nên sự chủ quan, đôi khi là quá tự tin với những gì mình đang có. Chính vì vậy, kinh nghiệm không phải một tiêu chí quá quan trọng đối với tôi khi đánh giá một nhân sự
Thực tế có thể dễ dàng nhận thấy những người không có kinh nghiệm sẽ có những đặc điểm sau:
- Luôn có tinh thần học hỏi: biết rõ điểm yếu của bản thân là không có kinh nghiệm nên để khẳng định bản thân, họ luôn ý thức và mong muốn bổ sung những kiến thức mới mẻ để làm hành trang cho tương lai.
- Thừa nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến: Những người này luôn mang trong người nguồn năng lượng dồi dào, sự nhiệt tình và khát khao thay đổi bản thân, chinh phục ước mơ.
- Mức lương không cao: họ là những người luôn mong muốn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm hơn là chú trọng vào mức lương, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc tuyển dụng khi tuyển những người trẻ.
Đây lại là những điều mà các doanh nghiệp thật sự quan tâm ở một nhân sự. Chính vì thế, những bạn sinh viên sắp ra trường hoặc đã ra trường đừng quá lo lắng vì ở ngoài kia cũng có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn tuyển những người như bạn."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét