Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

XIN ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA CHUYÊN VIÊN MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CÒ ĐẤT

Trong bất động sản (BĐS) nói riêng và kinh doanh nói chung, nhìn chung "cò" và người môi giới đều giống nhau ở chỗ họ giữ vai trò trung gian, giúp cho cung và cầu BĐS gặp nhau, tạo thành một thương vụ. Có thể nói mà không sợ bị lầm rằng, dù cho ngày nay internet và các trang mạng mua bán đã thể hiện rất tốt vai trò của một môi trường giao thương và người trung gian, thì chúng vẫn chưa hoàn toàn thay thế được vai trò của "cò" và chuyên viên mô giới

"Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên tmua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Họ sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng môi giới nhà đất sau khi khách hàng ký hợp đồng môi giới nhà đất cá nhân.

Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS ở Việt Nam thường bị hiểu nhầm giống cò đất. Bởi luật cò nhà đất, cò đất hưởng phần trăm sau mỗi giao dịch tương tự như môi giới BĐS. Và rất nhiều khách hàng lo lắng, cò đất ăn bao nhiêu phần trăm, phí dịch vụ cho cò đất như thế nào? 

Đây cũng là lý do, nghề môi giới BĐS chưa được coi trọng tại Việt Nam. Nhưng bạn cần hiểu rõ, cò đất là những người sử dụng các mánh khóe để làm ăn, thì những người môi giới nhà đất lại sử dụng kiến thức chuyên môn về bất động sản, những luật môi giới nhà đất, tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình.

phân biệt chuyên viên mô giới bất động sản và cò đất
Phân biệt chuyên viên môi giới bất động sản và cò đất

BẢN CHẤT 2 NGHỀ NÀY HOÀN TOÀN KHÁC NHAU

1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ BẰNG CẤP

Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc... việc đào tạo một chuyên viên môi giới và có chứng chỉ hành nghề là điều không phải dễ dàng và ai cũng theo đuổi với nghề được.

Tại các nước phát triển, các chuyên viên BĐS khi tốt nghiệp và có chứng chỉ hành nghề thì họ trở thành một “đại lý” (Agent) BĐS thực thụ có thể hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, hiện đại và rất tự tin. Vì họ được đào tạo bài bản bằng những giáo trình rất thực tế từ nhà trường nên khi tốt nghiệp họ có thể ứng dụng ngay những kỹ năng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách chuyên nghiệp.

Tại Việt Nam: Bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (thời hạn 5 năm)

- Điều kiện được cấp:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

+ Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

Đối với cò đất: không có bằng cấp chuyên môn, có lẽ thứ mà họ cần chỉ là biết chữ và biết ăn nói nên thường hoạt độn theo kiểu tự phát.

2. SỰ KHÁC BIỆT NƠI LÀM VIỆC 

+ Chuyên viên môi giới: làm việc tại sàn giao dịch hoặc công ty bất động sản
+ Cò đất: Không có nơi làm việc rõ ràng

3. SỰ KHÁC BIỆT KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN 

+ Chuyên viên môi giới:
  • Chứng chỉ hàng nghề
  • Kỹ năng pháp lý chuyên ngành
  • Am hiểu và phân tích thị trường BĐS
  • Am hiểu chuyên môn bất động sản – Quy trình môi giới BĐS
  • Chuyên viên Marketing trong kinh doanh BĐS
  • Am hiểu về tài chính ngân hàng
  • Kỹ năng làm việc với người bán
  • Kỹ năng làm việc với người mua
  • Kỹ năng đàm phán – BĐS
  • Kỹ năng giao tiếp – BĐS
  • Kỹ năng listing – BĐS
  • Thành thạo công nghệ thông tin
  • Thẩm định tài sản
  • Kỹ năng thuyết trình trước khách hàng
  • Phân tích đầu tư và quản trị dòng tiền,…Nói chung, môi giới nhà đất là người phải biết mọi thứ liên quan đến việc mua bán, thuê nhượng bất động sản.

+ Cò đất: Làm việc theo bản năng và kinh nghiệm. Nếu không có bằng cấp thì rất khó đòi hỏi ở họ sự giúp đỡ về pháp lý, các thủ tục vay tiền hoặc những vấn đề rắc rối khác. Họ dễ rơi vào cảnh nói quá nhiều, thúc ép khách hàng mà không để ý, lắng nghe xem nhu cầu thực sự của khách là gì và làm hài lòng nhu cầu đó.

4. TỶ LỆ LỪA ĐẢO VÀ CHIÊU TRÒ

+ Chuyên viên môi giới: Họ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp đến khách hàng. Tuy nhiên, vì là những người có kỹ năng, được đào tạo nên họ sẽ biết lách luật để lừa khách hàng bằng những chiêu cao siêu hơn, chẳng hạn như tự ý ký hợp đồng, gài các điều khoản trong hợp đồng, thu tiền “hộ” người bán…

+ Cò đất: Nhằm mục đích cung cấp thông tin càng nhiều càng tốt đến khách hàng, mặc dù chưa cần biết có đúng hay không, cứ nghe bùi tai trước đã. Lời nói gió bay, có thể nay nói thế này hoặc mai nói thế khác. Tỉ lệ lừa đảo của cò mồi vì thế cao hơn chuyên viên môi giới.

5. LUẬT BẤT ĐỘNG SẢN ÁP DỤNG 

+ Chuyên viên môi giới: Không có quy định 

+ Cò đất: Luật kinh doanh bất động sản 2014

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa