Phối cảnh Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai, Nối HCM và đồng Nai |
Nhằm giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại phà Cát Lái, Tỉnh đồng Nai đã được đề xuất xây cầu Cầu Cát Lái nhằm thay thế phà Cát Lái, Nối Nguyễn Thị Định, Quận 2 - TP. HCM với Lý Thái Tổ, Nhơn Trạch – Đồng Nai bắc qua sông Đồng Nai.
Trên cơ sở đề xuất của các nhà đầu tư, UBND TP.HCM đã báo cáo lên Thủ tướng và được chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây cầu thay phà Cát Lái, giao TP.HCM triển khai đầu tư. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TP.HCM và đề xuất Thủ tướng về việc đứng ra chủ trì, kêu gọi nhà đầu tư xây Cầu Cát Lái.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án Cầu Cát Lái thay thế phà Cát Lái được Thủ Tướng đồng ý là UBND Đồng Nai với tổng vốn đầu tư dự kiến là 7.200 tỉ đồng. Dự án xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 vào tháng 5-2017 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự kiến Cầu Cát Lái khởi công trong năm 2020 là "Cầu Dây Văng" bắc qua sông Soài Rạp có phần cầu chính dài 650m, rộng 3,77m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp, dự án xây dựng được tách ra làm 3 dự án thành phần.
Mới đây nhất, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo ghi nhận ý kiến của liên doanh Tổng công ty IDICO và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 về việc nghiên cứu triển khai thực hiện dự án xây dựng Cầu Cát Lái thay phà Cát Lái theo hình thức PPP đối tác công tư, loại bỏ hình thức BOT " hợp đồng - xây dựng - kinh doanh - chuyển giao"
- Tổng chiều dài và đường dẫn Cầu Cát Lái khoảng 4.5 Km
- Quy mô mặt cắt ngang đường 60m, đảm bảo 6 làn cơ giới & 2 làn hỗn hợp với vận tốc 80 km/h
- Tổng vốn đầu tư dự kiến là 7.200 tỷ đồng
Cầu Cát Lái hoàn thiện, đồng nghĩa với hệ thống giao thông TP.HCM - Nhơn Trạch sẽ được liền mạch, như vậy việc di chuyển của 4 tỉnh TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai hết sức thuận tiện, đồng thời giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông tại khu vực Phía Đồng TP.HCM.
Bên cạnh đó, khi sân bay Quốc tế Long Thành Đồng Nai được đưa vào khai thác, Cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TP.HCM - sân bay Long Thành, chia sẻ lưu lượng với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, như vậy sẽ không còn tình trạng ùn tắc, nhất là vào thời điểm nghỉ lễ, Tết.
Việc quy hoạch, kết nối dự án Cầu Cát Lái có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ cho Tp.HCM, Đồng Nai mà còn cho cả khu vực Đông Nam bộ và một số tỉnh ĐBSCL.
Không chỉ có ý nghĩa về kết nối giao thông, dự án cầu Cát Lái sẽ tạo ra “động lực” giúp đô thị mới Nhơn Trạch phát triển nhanh chóng, trở thành vệ tinh đắt giá của TP.Hồ Chí Minh, một “Đông Sài Gòn” sầm uất. Theo ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND Đồng nai.
Sau thông tin Cầu Cát Lái sắp được khởi công, đường vành đai 3 đang được đề xuất và một loạt các thông tin bộ trợ khác như Cao tốc Bến lức - Nhơn Trạch - Vũng Tàu, sân bay Long Thành rục rịch giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, hạ tầng giao thông ngày càng được hoàn thiện ... giá đất tại đây đã có những biến chuyển lớn.
[Cập nhật thông tin ngày 20/8/2020]
Hiện tại, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở GT-VT làm chủ đầu tư - đang làm các thủ tục đầu tư theo quy định. Tỉnh cũng đang phối hợp với Tp.HCM để xác định phạm vi, quy mô, khối lượng giải phóng mặt bằng... nhằm có cơ sở lên phương án tài chính làm cầu Cát Lái.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng của 2 địa phương cũng yêu cầu đơn vị tư vấn lấy ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam về tĩnh không cầu, đảm bảo phù hợp với luồng hàng hải và hiện trạng khu vực làm cơ sở lựa chọn phương án kết cấu nhịp phù hợp cho cầu Cát Lái. Theo ông Từ Nam Thành, phương án về độ tĩnh không cầu được đề nghị xem xét là cầu Cát Lái sẽ có chiều cao tĩnh không 55m, đảm bảo cho tàu có trọng tải 60 ngàn tấn có thể ra vào cảng Cát Lái bình thường.
Song song đó, tại cuộc họp 2 bên cũng bàn về các phương án làn xe, cơ bản sẽ ưu tiên phương án cầu 6 làn xe.
Ngay sau đó, UBND tỉnh đã có các buổi làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, lên các phương án thực hiện xây dựng cầu Cát Lái để có cơ sở làm việc với các cơ quan chức năng Tp.HCM nhằm thống nhất phương án xây dựng cầu.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã thống nhất lựa chọn 2 phương án gồm:
+ Phương án 1: (theo hồ sơ trình bổ sung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào tháng 5/2017), hướng tuyến của cầu Cát Lái có điểm đầu nối với dự án nút giao Mỹ Thủy, đi dọc đường Nguyễn Thị Định trên địa bàn Q.2 (Tp.HCM), sau đó sẽ vượt sông Đồng Nai kết nối đường đi cảng Cát Lái. Đối với phương án này, cầu Cát Lái sẽ có 3 quy mô lựa chọn gồm 4, 6 và 8 làn xe.
+ Phương án 2: vị trí cầu Cát Lái có điểm đầu kết nối với đường Vành đai 2 (cách cổng trạm thu phí Phú Mỹ khoảng 450m, cách nút giao Mỹ Thủy hơn 1km), rồi đi theo đường nội bộ, cắt qua rạch Kỳ Hà trên địa bàn Q.2 (Tp.HCM) sau đó vượt sông Đồng Nai kết nối đường đi cảng Cát Lái. Với phương án 2, cầu Cát Lái có 2 quy mô chọn lựa gồm 6 và 8 làn xe.
Đây được xem là phương án cơ bản được ủng hộ do đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động hiện hữu của cảng Cát Lái. Đồng thời, tiết giảm lưu lượng giao thông trên đường Nguyễn Thị Định ra vào nút giao Mỹ Thủy (Q.2, Tp.HCM), giảm tai nạn giao thông trong khu vực. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GT-VT cho hay, để đưa ra phương án cuối cùng thì các cơ quan chức năng của 2 địa phương sẽ tiếp tục làm việc để thống nhất trong thời gian tới.
Hạ Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét