NHỮNG NỖ LỰC VỰC DẬY BĐS
Tình hình dịch Covid-19 đã kéo theo sự trượt dài của tất cả các ngành cả trong và ngoài nước. Thị trường bất động sản từ đó cũng trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Các nhà chức trách đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển ngành bất động sản sắp tới đây
Nới lỏng chính sách tín dụng
Tại cuộc gặp gỡ báo chí gần đây, TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia phát biểu, hiện tình hình hoạt động của thị trường BĐS đã từng bước trở lại bình thường nhưng kết quả kinh doanh lại không mấy khả quan. Trên cơ sở đó, ông đề xuất cần phải tập trung vào một số vấn đề như: Giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng BĐS; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay BĐS và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dày hạn thêm một số năm, thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lí, có kiểm soát tốt.
Đi đôi với đó là việc giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn theo hướng phục hồi tăng trưởng tín dụng hợp lí. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của các Ngân hàng bảo lãnh.
Xem xét, tháo gỡ những thủ tục pháp lý "khó nhằn"
Với tình hình khó khăn trong việc khôi phục kinh doanh sau dịch cộng thêm nhữngsize="3.9" nút thắt trong thủ tục pháp lí đã vô hình chung tạo ra tác động kép cho thị trường BĐS càng trở nên ảm đạm. Theo các chuyên gia nhận xét cần dùng hết sức để gỡ bỏ những thủ tục pháp lý nhất định để tạo tiền đề khôi phục và phát triển thị trường BĐS trong thời gian tới.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam phân tích, sự phát triển thị trường BĐS Việt Nam và chính sách pháp lý chưa bắt kịp nhau. Trong khi thị trường ngày càng có nhu cầu cao và tiềm năng phát triển thì những thủ tục pháp lý " khó nhằn" đang gây ách tắc con đường phát triển trên. Đa số các nhà đầu tư rất e ngại khi rót vốn vào các dự án BĐS chưa được cấp quy hoạch chi tiết 1/500 hay chưa hoàn thành các hành lang pháp lý... Điều này tạo ra rào cản quá lớn ảnh hưởng với việc huy động vốn nước ngoài.
Thực tế cho thấy, các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10 - 20% còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ bên mua. Tuy nhiên, rào cản ở đây là về phía chính sách tín dụng của ngân hàng cũng như thủ tục pháp lí còn chưa hoàn thành đúng thời hạn mong đợi nên việc huy động vốn còn nhiều bất cập. Trong phân khúc BĐS thương mại, vòng quay vốn mất từ 10 - 15 năm, các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng cũng như bán bớt tài sản trong dự án mới mong duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét