Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

[NGƯỜI LÀM KINH DOANH] KHÔNG THÀNH THẠO 5 KỸ NĂNG NÀY ĐỪNG MONG THÀNH CÔNG !

KHÔNG THÀNH THẠO 5 KỸ NĂNG NÀY ĐỪNG MONG THÀNH CÔNG!

1. KỸ NĂNG TRÌNH BÀY 

Trình bày là một kỹ năng quan trọng cả trong công việc lẫn trong cuộc sống. Những việc hiểu lầm sẽ liên tiếp nảy sinh nếu bạn không diễn đạt được ý mình muốn cho người khác hiểu. Nguy hiểm hơn nữa, trong công việc, nếu không trình bày được ý tưởng, tiếng nói của mình, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải. Trong cuộc sống, nếu bạn không thể khiến người khác hiểu ý mình muốn truyền đạt sẽ gây nên nhiều tai hại và mọi người sẽ dần bỏ rơi bạn mà thôi. Vì vậy, đây là các bước trình bày bạn phải nắm rõ. 

Bước 1: Hệ thống hóa các ý tưởng

Xét trên góc độ một con người bình thường, cứ trong một phút sẽ có hàng vạn suy nghĩ khác nhau về những vấn đề khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải sắp xếp chúng lại thành một hệ thống và được phân loại rõ ràng để trình bày một cách logic nhất.

Bước 2: Điều chỉnh lời văn phù hợp từng đối tượng

Mỗi người sẽ có một sự quan tâm nhất định và hoàn toàn khác nhau nên cần chú ý lựa chọn lời văn sao cho phù hợp và đúng sự quan tâm của họ. Tốt nhất cần đạt được 4 tiêu chí: Có mục đích, rõ ràng + Ngắn gọn + Dễ hiểu + Dễ đọc/dễ nghe.

2. KỸ NĂNG TƯ DUY 

GHI NHỚ: Bạn có nhớ tên những giáo viên đã dạy mình từ bé đến giờ không? Lần gần đây nhất, bạn đi ăn ở đâu? Mấy giờ? Chi bao nhiêu tiền? Đi với những ai? Quán đó có gì nổi bật? Bạn nhớ càng chi tiết chứng tỏ khả năng ghi nhớ của bạn càng tốt.

HIỂU: Khi vào quán bạn có hiểu tại sao chủ quán lại bố trí như vậy không? Tên quán có ý nghĩa như nào với lĩnh vực kinh doanh của quán? Các vật dụng trên bàn dùng để làm gì?

ỨNG DỤNG: Nếu ai đó hỏi bạn ở quận mà bạn sinh sống nên đi quán ăn nào thì bạn có lọc ra được danh sách tốt nhất không?

ĐÁNH GIÁ: Là việc xác định được cái "chuẩn" và so sánh hiện tượng, sự vật với cái chuẩn đó. Cái đó có gọi là đẹp không? Sạch không? Ngon không? Phục vụ có đủ tốt không?

SÁNG TẠO: Liệu quán có nên thay đổi ABC không, nếu thay đổi sẽ ảnh hưởng như nào đến việc kinh doanh của quán? Cần cải tiến hay thay đổi không?

Bạn cần duy trì những thói quen này để có được kỹ năng tư duy tốt.

GHI NHỚ: Tập trung quan sát, lắng nghe và sau đó nhớ chúng.

HIỂU: Đạt câu hỏi tại sao và tự mình trả lời.

ỨNG DỤNG: Sử dụng những dữ liệu mà mình lưu trữ được

ĐÁNH GIÁ: Xác định cái đó tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp.

PHÂN TÍCH: Phân tích những cái đã nhìn và nghe cho tới khi hiểu tại sao phải thế hay không nên như thế.

SÁNG TẠO: Đạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời tốt hơn các hiện có.


3. KỸ NĂNG TỰ HỌC 

Tự sắp xếp thời gian cho bản thân, học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bạn thấy thuận tiện và hứng thú.
Tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích bản thân, tạo nên môi trường học thú vị.
Họ với tốc độ vừa phải, kịp tiếp thu chứ không phải học cho xong, học nhanh nhưng không hiểu gì
Ai trong cuộc sống này cũng có những cái hay riêng mà ta cần học hỏi. Hãy luôn luôn học hỏi những điều mới từ những con người mới. Không chỉ học những người thành công mà còn cần phải nghe những câu chuyện thất bại
"Chuyện hôm nay đừng đừng để ngày mai": Đứng dậy mà học hỏi đi. Đừng lười nữa.

4. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CẢM XÚC 


Bước 1: Nhận biết được cảm xúc của mình

Luyện khả năng bằng cách thường xuyên chú ý đến trạng thái của bản thân và quan sát người khác để biết ta biết người.

Bước 2: Kiểm soát cảm xúc

Không bao giờ để cảm xúc chi phối đến suy nghĩ và hành động của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi được trạng thái cảm xúc của bản thân từ buồn bã, bi lụy sang vui vẻ, nhiệt thành. Cuộc sống cảm xúc của bạn do bạn làm chủ.

KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN 

Bước 1: Nhận thức thời gian là hữu hạn
Bước 2: Làm cho thời gian trở nên khan hiếm
Xác định mục tiêu và các công việc cần làm.
Bước 3: Ưu tiên cho những thứ quan trọng
Bước 4: Thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa